ketoanx.vn
  • Trang chủ
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Bạn cần biết
    • Cá nhân
    • Doanh nghiệp
  • Văn bản
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
ketoanx.vn
  • Trang chủ
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Bạn cần biết
    • Cá nhân
    • Doanh nghiệp
  • Văn bản
No Result
View All Result
ketoanx.vn
No Result
View All Result
Home Cá nhân

Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không?

Thúy Duy by Thúy Duy
09/11/2022
in Cá nhân
0
Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không

Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không

75
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Có được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ không?

Cách kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng hiện nay năm 2022

Nộp thuế thu nhập cá nhân online năm 2022

Sơ đồ bài viết

  1. Sổ kế toán được hiểu như thế nào?
  2. Sổ kế toán được phân loại ra sao?
  3. Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không?
  4. Câu hỏi thường gặp

Chào luật sư, tôi mới làm cho bộ phận kế toán của một trung tâm dạy toán tư duy cho trẻ em cấp 1 chưa bao lâu, tuần trước tôi nhận được nhiệm vụ phải điền thông tin vào sổ kế toán nhưng do công việc mệt mỏi và nghỉ ngơi không đủ nên tôi đã ghi sai một số thông tin trên sổ. Nhận thấy đây là lỗi nhỏ có thể tẩy xóa được nên tôi có ý định tẩy xóa thì bị đồng nghiệp cản lại vì đó là điều không được phép. Vậy có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không? Nếu không thì mức phạt cho hành vi tẩy xóa thông tin trên sổ kế toán bị phạt bao nhiêu tiền? Xin được tư vấn.

Chào bạn, chúng tôi đã hiểu được vấn đề của bạn đang gặp phải mời bạn cùng Kế toán X tìm hiểu qua bài viết “Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không?” nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật kế toán năm 2015
  • Nghị định 41/2018/NĐ-CP

Sổ kế toán được hiểu như thế nào?

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.

Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo những mẫu nhất định có liên hệ chặt chẽ với nhau, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo đúng phương pháp kế toán, trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán, nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.

Sổ kế toán là sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan của tổ chức, cá nhân thuộc diện áp dụng Luật kế toán.

Tổ chức, cá nhân lập sổ kế toán gọi là đơn vị kế toán. Sổ kế toán phải ghi rõ họ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày tháng năm lập sổ, ngày tháng năm khoá sổ; chữ kí của người lập sổ; kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.

Sổ kế toán phải có các nội dung theo quy định của pháp luật. Hình thức sổ kế toán được lập theo quy định của Bộ Tài chính. Số kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của số, bảo đảm tính liên tục từ khi mở sổ đến khi khoá số.

Sổ cái kế toán phản ánh những nội dung:

– Ngày, tháng ghi sổ.

– Số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ.

– Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ phát sinh.

– Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên nợ hoặc bên có của tài khoản.

Sổ kế toán được phân loại ra sao?

Phân loại sổ kế toán theo cách ghi chép trên sổ kế toán

Theo tiêu thức này, sổ kế toán được chia thành ba loại:

– Sổ ghi theo thứ tự thời gian: Là sổ dùng để ghi tất cả các hoạt động kinh tế tài chính liên tục theo trình tự thời gian các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh như: Nhật ký chung, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

– Sổ ghi theo hệ thống: Là loại sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, hệ thống hóa các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh theo từng nội dung kinh tế (theo từng tài khoản kế toán). Loại sổ kế toán này gồm có: Sổ cái, sổ chi tiết.

– Sổ liên hợp: Là loại sổ được sử dụng để kết hợp ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời gian và theo dõi đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế trên cùng một trang sổ: Nhật ký – Sổ cái.

Phân loại sổ kế toán theo cấu trúc mẫu sổ.

Căn cứ vào cấu trúc của sổ kế toán đã được thiết kế, sổ kế toán được chia thành các loại sổ kế toán:

– Sổ kế toán kiểu một bên: Là loại sổ mà hai cột Nợ, Có của tài khoản kế toán được bố trí cùng một bên của trang sổ kế toán như Sổ cái của tài khoản kế toán được xây dựng theo kiểu một been (xem mẫu sổ kế toán ở phần sau).

– Sổ kế toán kiểu hai bên: Là loại sổ mà mỗi trang sổ được chia thành hai bên, bên trái phản ánh số phát sinh Nợ của tài khoản, bên phải phản ánh số phát sinh Có của tài khoản như Sổ cái của tài khoản kế toán được xây dựng theo kiểu hai bên (xem mẫu sổ kế toán ở phần sau).

– Sổ kế toán kiểu nhiều cột: Là loại sổ kế toán kết hợp phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở dạng tổng hợp kết hợp với theo dõi đối tượng kế toán về mặt chi tiết nên số phát sinh bên Nợ, bên Có của tài khoản được chia ra làm nhiều cột.

– Sổ kế toán kiểu bàn cờ: Là loại sổ được thiết kế theo nguyên tắc kiểu bàn cờ, mỗi ô trong sổ kế toán là giao điểm giữa dòng và cột của sổ kế toán. Điển hình của loại này là sổ Nhật ký chứng từ.

Phân loại sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán

Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không
Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không?

Theo tiêu thức này sổ kế toán được chia thành hai loại:

– Sổ tờ rời: Là loại sổ kế toán mà các trang sổ được để riêng biệt nhằm thuận tiện trong việc phân công công tác và ghi sổ kế toán. Các loại sổ này dễ thất lạc, kế toán phải làm tốt công tác bảo quản.

– Sổ đóng thành quyển: Là loại sổ kế toán mà các trang sổ được đóng lại thành quyền, có đánh số thứ tự và đăng ký các trang sổ, giữa các trang sổ phải đóng dấu giáp lai. Loại sổ này thuận tiện cho việc bảo quản sổ kế toán và sử dụng đối với những đối tượng kế toán phát sinh thường xuyên.

Phân loại sổ kế toán theo nội dung ghi chép trên sổ kế toán

Theo cách phân loại này, sổ kế toán được chia làm ba loại:

– Sổ kế toán tổng hợp: Là loại sổ kế toán phản ánh số liệu về các hoạt động kinh tế tài chính ở dạng tổng quát (theo các tài khoản kế toán tổng hợp – tài khoản cấp I). Thuộc loại sổ kế toán này có các sổ: Sổ cái, Nhật ký – Sổ cái, Nhật ký chung, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

Sổ kế toán này cung cấp các chỉ tiêu tổng quát phục vụ cho công tác kế toán và quản lý.

– Sổ kế toán chi tiết: Là loại sổ kế toán để phản ánh số liệu chi tiết hóa của số liệu đã được phản ánh trên sổ kế toán tổng hợp. Sổ kế toán chi tiết được mở theo các tài khoản kế toán chi tiết (tài khoản cấp II, tài khoản cấp III…). Loại sổ kế toán này có các sổ kế toán chi tiết về vật tư, thanh toán với khách hàng, thanh toán với người bán…

Số liệu được phản ánh trên loại sổ kế toán này sẽ cung cấp tài liệu về tình hình hoạt động của đơn vị một cách chi tiết phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp

– Sổ kế toán kết hợp: Là loại sổ kế toán được sử dụng để kết hợp ghi chép số liệu của các hoạt động kinh tế tài chính ở dạng tổng quát đồng thời chi tiết hóa số liệu đó để phục vụ các yêu cầu quản lý và làm giảm bớt khối lượng công việc ghi chép và số lượng sổ kế toán. Thuộc loại này có các sổ: Nhật ký chứng từ, Sổ cái kiểu nhiều cột.

Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không?

Theo Điều 27 Luật kế toán 2015 quy định việc sửa chữa sổ kế toán như sau:

  1. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:

a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.

  1. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
  2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.
  3. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Tẩy xóa thông tin trên sổ kế toán bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;

b) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định;

c) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định.

Theo đó, hành vi tẩy xóa thông tin trên sổ kế toán có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm:

  • Các chứng chỉ hành nghề kế toán năm 2022
  • Khai thuế, tính thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài được quy định thế nào?
  • Xuất nhập khẩu tại chỗ có chịu thuế nhà thầu không?
  • Xuất nhập khẩu tại chỗ có chịu thuế nhà thầu không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Kế toán X về vấn đề “Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không?“.Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới Công việc phải làm báo cáo thuế tháng, quý; nộp thuế tndn cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc; hạch toán thuế phụ thuộc thì hãy liên hệ ngay tới Kế toán X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hãy liên hệ đến đường dây nóng của Kế toán X, Liên hệ hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của sổ kế toán?

Sổ kế toán là loại sổ dùng để ghi chép và lưu trữ mọi nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh theo tình hình và trình tự thời gian của doanh nghiệp. Thông qua những ghi chép số liệu này, các doanh nghiệp có thể so sánh để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết các vấn đề tài chính.
Ngoài ra, sổ kế toán cũng chính là công cụ để tiến hành các công tác kế toán. Trong quá trình thu nhận và xử lý những thông tin về hoạt động kinh doanh, các chứng từ chỉ phản ánh những thông tin rời rạc của từng hoạt động kinh tế và chưa có tác dụng với việc quản lý tổng hợp. 
Chính vì thế, cần tổng hợp đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên mỗi chứng từ để có cái nhìn tổng quan về kết quả hoạt động cũng như tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Lập sổ kế toán được xem là bước trung gian để tập hợp các chứng từ gốc rời rạc và phản ánh đầy đủ các hoạt động. Từ đó phục vụ công tác tính toán và tổng hợp những chỉ tiêu kinh tế của toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh cho mỗi doanh nghiệp. 

Khi nào cần khóa sổ kế toán?

Cuối mỗi kỳ kế toán phải khóa sổ trước khi lập các Báo cáo tài chính. Ngoài ra, trong một vài trường hợp cần kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cũng cần khóa sổ kế toán.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Có được tẩy xóa khi phát hiện sổ kế toán có sai sót không?Sổ kế toán được hiểu như thế nào?Sổ kế toán được phân loại ra sao?Tẩy xóa thông tin trên sổ kế toán bị phạt bao nhiêu tiền?
Share30Tweet19
Thúy Duy

Thúy Duy

Đề xuất cho bạn

Có được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ không?

by Thúy Duy
09/11/2022
0
Có được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ không

Chào luật sư, em là sinh viên ngành kế toán mới tốt nghiệp chưa lâu và vẫn trong quá trình thử việc kế toán cho một công ty...

Read more

Cách kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng hiện nay năm 2022

by Thủy Thu
27/10/2022
0
Cách kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng hiện nay năm 2022

Khi mà công nghệ 4.0 ngày càng phát triển đến mức bùng nổ, thì các thủ tục liên quan đến việc khai thuế hay kiểm tra hóa đơn...

Read more

Nộp thuế thu nhập cá nhân online năm 2022

by Thanh Loan
27/10/2022
0
Thuế thu nhập cá nhân online năm 2022

Mỗi cá nhân khi tham gia lao động, ký hợp đồng làm việc có thu nhập nhất định đều sẽ phải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập...

Read more

Tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp như thế nào?

by Thúy Duy
25/10/2022
0
Tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp như thế nào

Việc nộp thuế thu nhập cá nhân là một trong những nghĩa vụ thuế quan trọng đối với các đối tượng thuộc điều chỉnh của pháp luật về...

Read more

Thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm?

by Thúy Duy
21/10/2022
0
Thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm

Mới đây Kế toán X đã nhận được rất nhiều câu hỏi của quý khách hàng liên quan đến các vấn đề pháp luật thuế, trong đó có...

Read more
Next Post
Có được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ không

Có được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ không?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Xử lý hóa đơn điện tử sai sót như thế nào

Xử lý hóa đơn điện tử sai sót như thế nào?

03/11/2022
Xóa hóa đơn điện tử đã phát hành như thế nào năm 2022?

Xóa hóa đơn điện tử đã phát hành như thế nào năm 2022?

03/08/2022
Hướng dẫn cách kiểm tra báo cáo tài chính cuối năm

Hướng dẫn cách kiểm tra báo cáo tài chính cuối năm

08/09/2022
ketoanx.vn

Dịch vụ kế toán trọn gói được cung cấp bởi KETOANX đã và đang được các khách hàng tin tưởng, đánh giá là một phải pháp hoàn hảo và tiết kiệm cho doanh nghiệp với chi phí chỉ từ 500.000đ.

VĂN PHÒNG KẾ TOÁN X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VP TP. HỒ CHÍ MINH: 45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

VP Đà NẴNG: 17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

CATEGORIES

  • Cá nhân
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Doanh nghiệp
  • Uncategorized
  • Văn bản

© 2022 Kế toán X - Premium WordPress news & magazine theme by Lsx.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Kế toán X - Premium WordPress news & magazine theme by Lsx.