ketoanx.vn
  • Trang chủ
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Bạn cần biết
    • Cá nhân
    • Doanh nghiệp
  • Văn bản
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
ketoanx.vn
  • Trang chủ
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Bạn cần biết
    • Cá nhân
    • Doanh nghiệp
  • Văn bản
No Result
View All Result
ketoanx.vn
No Result
View All Result
Home Doanh nghiệp

Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử

Hương Giang by Hương Giang
07/11/2022
in Doanh nghiệp
0
Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử

Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử

77
SHARES
1.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Đơn vị tính trên hóa đơn điện tử là gì?
  3. Đơn vị tính trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
  4. Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử thì xử lý như nào?
  5. Trường hợp nào hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá?
  6. Thông tin liên hệ
  7. Câu hỏi thường gặp

Hóa đơn điện tử là giấy tờ pháp lý bao gồm nhiều loại thông tin khác nhau, trong đó bao gồm các thông tin về đơn vị tính, số lượng hàng hóa, đơn giá dịch vụ,… Vậy trường hợp lập hóa đơn điện tử sai một trong những thông tin trên thì phải làm thế nào? Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử thì xử lý ra sao? Trường hợp phát hiện sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử khi đã gửi khách hàng thì phải làm gì? Trường hợp nào hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá? Sau đây, Kế toán X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này và cung cấp những thông tin liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP
  • Thông tư 78/2021/TT-BTC 

Đơn vị tính trên hóa đơn điện tử là gì?

Theo giải đáp tại Cẩm nang số 1 về Đơn vị tính là đơn vị đo lường trên hóa đơn của cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Đơn vị tính là đơn vị đo lường (ví dụ như: tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2, m…). Đối với dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” mà đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp. Vậy Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử thì xử lý như thế nào?

Đơn vị tính trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?

Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ

– Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…). Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…

Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử
Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử

Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.

– Đơn vị tính: Người bán căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định tên đơn vị tính của hàng hóa thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị tính là đơn vị đo lường (ví dụ như: tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2, m…). Đối với dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” mà đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.

– Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên. Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.

Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày… tháng… năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày… tháng… năm”.

– Đơn giá hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên. Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.

Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử thì xử lý như nào?

Trường hợp doanh nghiệp phát hiện sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử thì xử lý như sau:

Trường hợp phát hiện sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử khi chưa gửi khách hàng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử đã cấp mã của cơ quan thuế (CQT) chưa gửi cho người mua hàng nếu phát hiện sai sót thì:

+ Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123 về việc hủy hóa đơn điện tử có mã có sai sót

+ Lập hóa đơn mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã. Sau đó gửi người mua.

+ Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Hồng Anh đang sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78. Ngày 02/04/2022, Công ty bán 2 máy chụp ảnh canon cho Công ty TNHH SA và đã xuất hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã. Đồng thời, sau khi xuất xong Công ty Cổ phần Hồng Anh phát hiện đã xuất sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử.

Vậy trường hợp trên, Công ty Cổ phần Hồng Anh cần thực hiện gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đồng thời hủy hóa đơn sai sót đã xuất và lập lại hóa đơn với nội dung đúng

Trường hợp phát hiện sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử khi đã gửi khách hàng

Theo quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC, đối với hóa đơn điện tử đã xuất, đã gửi Cơ quan Thuế và người mua, không căn cứ vào việc đã kê khai thuế hay chưa, khi phát hiện sai sót, người bán có thể điều chỉnh, lập hóa đơn thay thế

Đồng thời, theo Điểm b, Khoản 2, Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử thì xử lý như sau:

+ Người bán có thể lựa chọn lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế.

+ Biên bản giữa bên mua và bên bán: trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót

Sau đó, trường hợp đơn vị sử dụng hóa đơn có mã của CQT thì người bán cần gửi thông báo và hóa đơn mới cho CQT để CQT cấp mã mới cho hóa đơn điện tử. Khi CQT cấp mã xong, người bán gửi hóa đơn cho người mua. Còn trường hợp sử dụng hóa đơn không có mã của CQT thì gửi thẳng cho người mua.

Trường hợp nào hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá?

Căn cứ điểm d khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Nội dung của hóa đơn

14. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung

d) Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

Như vậy, trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

Mời bạn xem thêm:

  • Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân 2022
  • Cách hoàn thuế thu nhập cá nhân online nhanh chóng năm 2022
  • Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Kế toán X tư vấn về “Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới đăng ký mở tài khoản thuế điện tử cho doanh nghiệp, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, hạch toán thuế phụ thuộc, đăng ký tạo chữ ký số, token, chữ ký điện tử… thì hãy liên hệ ngay tới Kế toán X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Kế toán X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cách xử lý hóa đơn đã lập bị sai đơn giá làm cho số tiền bị sai và hóa đơn này đã kê khai thuế như thế nào?

Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn nêu rõ nội dung điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai;
Xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn sai sót;
Kê khai hóa đơn trên bảng kê bán ra, cột doanh thu, thuế ghi số điều chỉnh (nếu có).

Biên bản điều chỉnh hóa đơn do ai ký?

Biên bản điều chỉnh hóa đơn do người đại diện 2 bên ký, thông thường là người đại diện pháp luật: Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nội dung trên biên bản điều chỉnh phải thể hiện rõ: Điều chỉnh hóa đơn số… ngày tháng, ký hiệu.

Hóa đơn sai tên công ty, địa chỉ có phải xuất hóa đơn cho hóa đơn sai sót không?

Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty, địa chỉ (các nội dung khác đúng) như sau:
Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn nêu rõ nội dung điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai;
Không phải xuất hóa đơn cho hóa đơn sai sót;
Kê khai Hóa đơn trên bảng kê bán ra, cột doanh thu, thuế ghi số điều chỉnh (nếu có).

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Nộp tờ khai thuế môn bài như thế nào?

Hóa đơn điện tử có hủy được không theo quy định 2022?

Làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định mới

Tags: Đơn vị tính trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?Đơn vị tính trên hóa đơn điện tử là gì?Sai đơn vị tính trên hóa đơn điện tử thì xử lý như nào?
Share31Tweet19
Hương Giang

Hương Giang

Đề xuất cho bạn

Nộp tờ khai thuế môn bài như thế nào?

by Anh Vân
11/11/2022
0
Nộp tờ khai thuế môn bài như thế nào

Là một khoản thuế trong cơ cấu thu nhập hàng năm của nhà nước. Lệ phí môn bài lại đóng vai trò quan trọng trong quản lý và...

Read more

Hóa đơn điện tử có hủy được không theo quy định 2022?

by Trà Ly
11/11/2022
0
Hóa đơn điện tử có hủy được không theo quy định 2022?

Khi thực hiện các thảo tác trên hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót và muốn hủy số hóa đơn điện tử...

Read more

Làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định mới

by Thư Minh
09/11/2022
0
Làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định mới

Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc khá quan trọng đối với từng cá nhân khi phải nộp thuế nhưng cũng không hề đơn giản. Tùy thuộc...

Read more

Luật hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định 2022

by Thư Minh
09/11/2022
0
Luật hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định 2022

Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế nộp cho nhà nước. Bên cạnh việc nộp thuế Nhà nước cũng sẽ đặt ra những quy...

Read more

Khi nào thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân?

by Thư Minh
09/11/2022
0
Khi nào thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định chi tiết

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người dân khi có thu nhập thuộc trường hợp nộp thuế phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ...

Read more
Next Post
Sử dụng song song 2 mẫu hóa đơn điện tử có hợp pháp?

Sử dụng song song 2 mẫu hóa đơn điện tử có hợp pháp?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Phương pháp hủy hóa đơn điện tử không sử dụng năm 2022

Phương pháp hủy hóa đơn điện tử không sử dụng năm 2022

17/10/2022
Thời gian bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử mới 2022

Thời gian bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử mới 2022

21/09/2022
Hướng dẫn cách tính quyết toán thuế tncn năm 2022

Hướng dẫn cách tính quyết toán thuế tncn năm 2022

08/08/2022
ketoanx.vn

Dịch vụ kế toán trọn gói được cung cấp bởi KETOANX đã và đang được các khách hàng tin tưởng, đánh giá là một phải pháp hoàn hảo và tiết kiệm cho doanh nghiệp với chi phí chỉ từ 500.000đ.

VĂN PHÒNG KẾ TOÁN X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VP TP. HỒ CHÍ MINH: 45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

VP Đà NẴNG: 17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

CATEGORIES

  • Cá nhân
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Doanh nghiệp
  • Uncategorized
  • Văn bản

© 2022 Kế toán X - Premium WordPress news & magazine theme by Lsx.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Kế toán X - Premium WordPress news & magazine theme by Lsx.