ketoanx.vn
  • Trang chủ
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Bạn cần biết
    • Cá nhân
    • Doanh nghiệp
  • Văn bản
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
ketoanx.vn
  • Trang chủ
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Bạn cần biết
    • Cá nhân
    • Doanh nghiệp
  • Văn bản
No Result
View All Result
ketoanx.vn
No Result
View All Result
Home Văn bản

Luật thuế giá trị gia tăng có gì đáng lưu ý?

Thúy Duy by Thúy Duy
10/10/2022
in Văn bản
0
Luật thuế giá trị gia tăng có gì đáng lưu ý

Luật thuế giá trị gia tăng có gì đáng lưu ý

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Thông tư 103 thuế nhà thầu có hiệu lực từ bao giờ?

Thông tư 78/2021 về hóa đơn điện tử có gì nổi bật?

Thông tư 78 hóa đơn điện tử có hiệu lực từ bao giờ?

Sơ đồ bài viết

  1. Thuộc tính luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12
  2. Luật thuế giá trị gia tăng có gì đáng lưu ý?
  3. Tải văn bản Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12
  4. Tải văn bản Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2013
  5. Câu hỏi thường gặp

Thuế giá trị gia tăng từ lâu đã là một trong những loại thuế thuộc điều chỉnh của pháp luật thuế mà các cá nhân kinh doanh hay doanh nghiệp phải lưu ý các quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình. Vì thế, để rõ hơn về luật thuế giá trị gia tăng bạn có thể kham khảo luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 và luật sử đổi, bổ xung các luật về thuế năm 2013 có hiệu lực ngày 01/01/2014 của Kế toán X sau đây nhé.

Thuộc tính luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12

Số hiệu:13/2008/QH12Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:03/06/2008Ngày hiệu lực:01/01/2009
Ngày công báo:11/09/2008Số công báo:Từ số 509 đến số 510
Tình trạng:Còn hiệu lực

Luật thuế giá trị gia tăng có gì đáng lưu ý?

Khái quát về thuế giá trị gia tăng

Dựa theo điều số 2, Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 thì thuế giá trị gia tăng được định nghĩa là một loại thuế tiêu dùng gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi đến được tay người tiêu dùng. Nó được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.

Thuế GTGT gồm có những đặc điểm sau:

– Đối tượng chịu thuế lớn.

Hầu như mọi thành phần trong xã hội đều sẽ phải chịu đánh thuế GTGT. Việc đánh thuế với mọi đối tượng nằm trên phạm vi lãnh thổ thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời điều này cũng thể hiện rõ được thái độ và sự quan tâm của Nhà nước đối với các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội. Trong trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc phải trả thuế của người dân, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế thấp.

– Là thuế gián thu.

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được đánh lên khoản giá trị tăng thêm của các loại hình dịch vụ, hàng hoá. Bên cạnh đó, thuế GTGT sẽ còn phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Và người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.

– Chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ

Thuế GTGT được đánh ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá đến quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế sẽ chỉ diễn ra trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ mà không phải đối với toàn bộ giá trị.

– Số thuế phải nộp phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế

Thuế GTGT được đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có số thuế GTGT khác nhau. Trong đó, từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế GTGT là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế GTGT đã biến đổi. Tổng số thuế GTGT nộp ở các khâu là số thuế cuối cùng trên tổng giá trị dịch vụ, hàng hoá.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Luật thuế giá trị gia tăng có gì đáng lưu ý
Luật thuế giá trị gia tăng có gì đáng lưu ý?

Theo Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC) quy định đối tượng chịu thuế như sau:

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

Như vậy, căn cứ theo 2 quy định pháp luật trên, thì người phải đóng thuế giá trị giá tăng là cá nhân, tổ chức… Cụ thể đối tượng chịu thuế có thể là hàng hóa, dịch vụ.

Giả sử, anh/chị mua bia một chiếc điện thoại thì người đóng thuế trực tiếp là cơ sở tổ chức bán điện thoại đó cho anh/chị, còn anh/chị là người đóng thuế gián tiếp vì thuế giá trị gia tăng đó đã được tính vào giá sản phẩm.

Đối tượng không chịu thuế theo quy định hiện nay?

Có 25 trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được quy định tại điều 5 luật thuế GTGT và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 như sau:

  1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
  2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
  1. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp;

Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;

  1. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl)
  2. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
  3. Chuyển quyền sử dụng đất
  4. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.
  5. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;

c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

d) Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

đ) Bán nợ;

e) Kinh doanh ngoại tệ;

g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;

h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

  1. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi.
  2. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ.
  3. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ
  4. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
  5. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
  6. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
  7. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền
  8. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
  9. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại
  10. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
  11. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

  1. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
  2. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.
  3. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
  4. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  5. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.
  6. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013).

Tải văn bản Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12

Download

Tải văn bản Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2013

Download

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Kế toán X về vấn đề “Luật thuế giá trị gia tăng có gì đáng lưu ý?“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về chứng chỉ kế toán. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký hóa đơn điện tử, phát hành hóa đơn điện tử, đăng ký mã thuế số cho công ty, hạch toán thuế phụ thuộc, đóng mã số thuế cho doanh nghiệp, chốt thuế chuyển quận .… hãy liên hệ đến đường dây nóng của Kế toán X, Liên hệ hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

  • Các chứng chỉ hành nghề kế toán năm 2022
  • Khai thuế, tính thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài được quy định thế nào?
  • Xuất nhập khẩu tại chỗ có chịu thuế nhà thầu không?
  • Xuất nhập khẩu tại chỗ có chịu thuế nhà thầu không?

Câu hỏi thường gặp

Phương pháp khấu trừ thuế ra sao?

Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định hiện nay?

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng;
b) Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ;
b) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Đối tượng không chịu thuế theo quy định hiện nay?Luật thuế giá trị gia tăng có gì đáng lưu ý?Tải văn bản Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12Thuộc tính luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12
Share30Tweet19
Thúy Duy

Thúy Duy

Đề xuất cho bạn

Thông tư 103 thuế nhà thầu có hiệu lực từ bao giờ?

by Thanh Loan
25/10/2022
0
Thông tư 103 thuế nhà thầu có hiệu lực từ bao giờ?

Thông tư 103/2014/TT-BTCL ban hành ngày 01/07/2022  hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh và có...

Read more

Thông tư 78/2021 về hóa đơn điện tử có gì nổi bật?

by Trà Ly
30/09/2022
0
Thông tư 78/2021 về hóa đơn điện tử có gì nổi bật?

Thông tư 78/2021 về hóa đơn điện tử hay chính xác hơn là Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số...

Read more

Thông tư 78 hóa đơn điện tử có hiệu lực từ bao giờ?

by Thanh Loan
23/09/2022
0
Thông tư 78 hóa đơn điện tử có hiệu lực từ bao giờ

Thông tư 78/2021/TT-BTC ban hành ngày 17/09/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng...

Read more

Thông tin đáng lưu ý của Nghị định 123 về hóa đơn điện tử?

by Dương Nam
15/09/2022
0
Thông tin đáng lưu ý của Nghị định 123 về hóa đơn điện tử

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ được Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Nghị định có nhiều...

Read more

Quy định mới tại Thông tư 78 về hóa đơn điện tử như thế nào?

by Trà Ly
09/09/2022
0
Quy định mới tại Thông tư 78 về hóa đơn điện tử như thế nào?

Mới đây, Bộ tài chính ra ban hành Thông tư 78 về hóa đơn điện tử quy định 1 số điều khoản mới về hóa đơn điện tử....

Read more
Next Post
Thuế giá trị gia tăng là gì theo quy định hiện nay

Thuế giá trị gia tăng là gì theo quy định hiện nay?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Hướng dẫn sử dụng phần mềm quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022''

Hướng dẫn sử dụng phần mềm quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022

16/08/2022
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ không

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ không?

12/10/2022
Thông tin đáng lưu ý của Nghị định 123 về hóa đơn điện tử

Thông tin đáng lưu ý của Nghị định 123 về hóa đơn điện tử?

15/09/2022
ketoanx.vn

Dịch vụ kế toán trọn gói được cung cấp bởi KETOANX đã và đang được các khách hàng tin tưởng, đánh giá là một phải pháp hoàn hảo và tiết kiệm cho doanh nghiệp với chi phí chỉ từ 500.000đ.

VĂN PHÒNG KẾ TOÁN X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VP TP. HỒ CHÍ MINH: 45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

VP Đà NẴNG: 17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

CATEGORIES

  • Cá nhân
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Doanh nghiệp
  • Uncategorized
  • Văn bản

© 2022 Kế toán X - Premium WordPress news & magazine theme by Lsx.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Kế toán X - Premium WordPress news & magazine theme by Lsx.