Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế quan trọng, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách nhà nước. Song việc nộp thuế thu nhập cá nhân đôi khi trở nên nặng nề do việc thiếu hiểu biết pháp luật trong các quy định về thuế thu nhập cá nhân? Đa số mọi người đều đặt ra câu hỏi là thuế thu nhập cá nhân là gì? Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Cách tính thuế ra sao?
Chào bạn, để giải giải đáp mọi thắc mắc của bạn, Kế toán X xin giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế TNCN năm 2007
- Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN năm 2012
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
- Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Thuế này thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
- Chính vì thế thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau:
+ Có diện đánh thuế rộng là tất cả các cá nhân có thu nhập chịu thuế.
+ Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
+ Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần.
- Thuế thu nhập cá nhân lầ đầu tiên ra đời ở Anh (1841) sau đến Nhật (1887), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có tỉ suất thuế thu nhập cá nhân lớn nhất thế giới, chiếm 30-60% tổng thu thuế vào ngân sách nhà nước. Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1914 đến tận năm 1955 mới trở thành một sắc thuế độc lập. Ở Pháp thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1916, Liên Xô là 1922, cho đến nay theo thống kê của ERNST & YOUNG tại “The global Excutive” tính đến ngày 15/09/2001 thế giới có 136 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân.
- Trước đây do điều kiện hoàn cảnh nền kinh tế tập trung, do nguồn thu nhập của dân cư trong xã hội mang tính thuần chất nên Nhà nước không thu thuế đối với thu nhập của cá nhân không kinh doanh. Hiện tại, cơ chế quản lý và cơ chế kinh tế đã thay đổi theo hướng nền kinh tế thị trường, mức độ phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn nên để thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, ngà 27/12/1990, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Pháp lệnh này được áp dụng trên thực tế kể từ ngày 1/4/1991. Qua quá trình thực hiện, Quốc hội đã sửa đổi bổ sung nhiều lần vào năm 1992, 1993, 1994, 1997, 2001, 2004. Ngày 21/11/2007 Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Và đến năm 2012, Luật thuế thu nhập cá nhân đã được sửa đổi bổ sung một số điều để phù hợp với thực tiễn.
Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
- Chính vì việc thực hiện tự do hóa của nền kinh tế thương mại nên các loại thuế Xuất – Nhập khẩu giảm dần theo thời gian. Do đó, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng và là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước.
- Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên.
Thực hiện công bằng xã hội
- Thông thường, thuế TNCN chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Bên cạnh đó, khi TNCN tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm
- Tại nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí rất quan trọng. Do đó việc điều tiết thuế thu nhập cá nhân đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.
Đặc diểm của thuế thu nhập cá nhân
Nhắc đến đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân chúng ta có thể nhắc tới các đặc điểm nổi trội như:
- Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Chính vì thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên người có nghĩa vụ nộp thuế này không thể chuyển các khoản thuế của mình cho người khác.
- Vì vậy đôi khi khi phải thực hiện tính thuế và quyết toán thuế một tâm lý chung của người chịu thuế thu nhập cá nhân là thường nặng nề, cảm thấy không vui vẻ so với việc nộp theo các loại thuế gián thu.
- Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội, việc nộp thuế là để phục vụ cho ngân sách nhà nước, để đóng góp vào các chính sách an sinh xã hội cũng như vì các mục đích công cộng…
- Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần và sẽ có biểu phí tính thuế riêng với từng mức chi trả thu nhập cụ thể của người nộp thuế với các đối tượng khác nhau.
- Việc quản lý thuế; thu thuế đòi hỏi người thực hiện cần có trình độ chuyên môn; kỹ thuật cao; chi phí quản lý thuế lớn.
– Bởi bản chất của loại thuế thu nhập cá nhân là một lọai thuế phức tạp nên trong quá trình quản lý thì Cơ quan thuế phải nắm được các nguồn thu nhập chính của người chịu thuế, tình trạng cư trú… để tránh các trường hợp trốn thuế, nợ thuế…
Tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- Từ trước đến nay, việc đóng thuế luôn được xem là một nghĩa vụ, mà tất cả các công dân đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm. Việc người chịu thuế tham gia đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu cho nhà nước, thông qua việc đóng thuế sẽ đảm bảo việc thực hiện công bằng xã hội.
- Bởi những người phải chịu thuế thu nhập cá nhân là những cá nhân có mức thu nhập thực tế cao hơn mức nhà nước yêu cầu khởi điểm thu nhập chịu thuế. Các cá nhân này có thu nhập cao khi trừ đi các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh thì họ vẫn nuôi sống được bản thân và gia đình.
- Như vậy rõ ràng việc đóng thuế vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ nhưng đồng thời nó cũng góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các đối tượng, tăng thêm phần cân bằng xã hội giữa tầng lớp giàu- nghèo.
- Qua việc đóng thuế thu nhập còn làm tăng trưởng nền kinh tế nước nhà, giúp thu hút người lao động, đảm bảo cuộc sống của các đối tượng khó khăn trong cuộc sống sẽ được nhà nước quan tâm, hỗ trợ có những chính sách ưu đãi hơn nữa.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
- Trong cách tính thuế thu nhập cá nhân thì Kế toán X sẽ đưa ra các công thức để Khách hàng dễ tính khỏan thuế thu nhập của mình nhất.
- Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế theo quy định x Thuế suất theo áp dụng lũy tiến từng phần.
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ.
Ví dụ: Các khoản giảm trừ bao gồm giảm trừ gia cảnh, khoản tiền tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Thu nhập chịu thuế được tính dựa trên Tổng thu nhập nhận của người nộp thuế trừ đi các khoản miễn thuế/không chịu thuế.
Ví dụ: Tiền ăn trưa, tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc tiền làm việc vào ban đêm được tính lương cao hơn…
Có thể bạn quan tâm
- Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán lỗ không?
- Người nước ngoài có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi đang làm việc ở Việt Nam?
- Thu nhập từ thừa kế nhà của bố, mẹ thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Kế toán X về vấn đề “ Đóng thuế thu nhập cá nhân ”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về hoá đơn. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất,thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; cá nhân tự quyết toán thuế tncn qua mạng..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của kế toán X, Liên hệ hotline: 0833 102 102.
Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế.
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.