ketoanx.vn
  • Trang chủ
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Bạn cần biết
    • Cá nhân
    • Doanh nghiệp
  • Văn bản
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
ketoanx.vn
  • Trang chủ
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Bạn cần biết
    • Cá nhân
    • Doanh nghiệp
  • Văn bản
No Result
View All Result
ketoanx.vn
No Result
View All Result
Home Doanh nghiệp

Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp?

Anh Vân by Anh Vân
31/10/2022
in Doanh nghiệp
0
Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp

Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Nộp tờ khai thuế môn bài như thế nào?

Hóa đơn điện tử có hủy được không theo quy định 2022?

Làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định mới

Sơ đồ bài viết

  1. Kế toán viên cao cấp là ai?
  2. Quy định của pháp luật về kế toán viên cao cấp
  3. Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp?
  4. Thông tin liên hệ
  5. Câu hỏi thường gặp

Như chúng ta đã biết kiểm toán là một lĩnh vực riêng biệt, trong đó các chức danh công việc của chính phủ được phân chia theo các vị trí khác nhau, mỗi ngạch có trách nhiệm và quyền hạn khác nhau. Kiểm toán viên cao cấp là cán bộ chuyên môn của Kiểm toán quốc gia Việt Nam, theo đó có tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn đặc biệt tương ứng với giá trị. Vậy Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp là gì? Hãy cùng kế toán X tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 77/2019/TT-BTC
  • Quyết định số 1950/QĐ-KTNN

Kế toán viên cao cấp là ai?

Khoản 1 Điều 6 trong Quyết định số 1950/QĐ-KTNN 2019 đã nêu rõ chức danh Kế toán viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Kế toán nhà nước, đảm nhiệm trọng trách trong  thực hiện nhiệm vụ kế toán và các nhiệm vụ khác của Kế toán nhà nước.

Theo đó, chức trách của ngạch Kế toán viên cao cấp được quy định là việc thực hiện xây dựng các đề án, kế hoạch kế toán hàng năm; chủ trì, hướng dẫn các cuộc kế toán có độ phức tạp cao, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực; khi tiến hành kiểm toán phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.

Quy định của pháp luật về kế toán viên cao cấp

Mã số ngạch đối với kế toán viên cao cấp chuyên ngành kế toán

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 77/2019/TT-BTC có quy định các chức danh và mã số ngạch đối với công chức chuyên ngành kế toán như sau:

“Điều 3. Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ

1. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, bao gồm:

a) Kế toán viên cao cấpMã số ngạch:06.029
b) Kế toán viên chínhMã số ngạch:06.030
c) Kế toán viênMã số ngạch:06.031
d) Kế toán viên trung cấpMã số ngạch:06.032

Như vậy, kế toán viên cao cấp chuyên ngành kế toán có mã số ngạch là 06.029

Những tiêu chuẩn về trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc của Kế toán viên cao cấp chuyên ngành kế toán

Các tiêu chuẩn liên quan đến năng lực, trình độ, bằng cấp và kinh nghiệm làm việc thực tế để trở thành kế toán viên cao cấp chuyên ngành kế toán được quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư 77/2019/TT-BTC như sau:

“Điều 5. Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;
  • Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế toán của nhà nước, luật pháp quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực;
  • Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án liên quan đến công tác kế toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
  • Có chuyên môn sâu, rộng về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán, phương pháp và xu hướng phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;
  • Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
  • Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
  • Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên cao cấp;
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Đối với công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên cao cấp thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Trong thời gian giữ ngạch kế toán viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính, kế toán đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu, cụ thể như sau:

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền.

Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt.

b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý công tác kế toán. Công chức dự thi nâng ngạch kế toán viên cao cấp phải đang giữ ngạch kế toán viên chính và có thời gian giữ ngạch kế toán viên chính hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ ngạch kế toán viên chính tối thiểu 1 năm (đủ 12 tháng).”

Như vậy, đối với công chức là kế toán viên cao cấp chuyên ngành kế toán, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về mã số ngành, nhiệm vụ cũng như các tiêu chuẩn liên quan cần đáp ứng để trở thành một kế toán viên cao cấp chuyên ngành kế toán đúng theo quy định.

Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp
Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp?

Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp?

Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 77/2019/TT-BTC có quy định nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp chuyên ngành kế toán cụ thể như sau:

“Điều 5. Kế toán viên cao cấp

Chức trách

Kế toán viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ, Cục Và tương đương tại các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương, thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.

Nhiệm vụ

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

– Khi được phân công, Kiểm toán viên cao cấp thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  • Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, kế toán; các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán đối với ngành, lĩnh vực;
  • Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;
  • Chủ trì xây dựng tài liệu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác kế toán;
  • Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, kiểm tra nghiệp vụ kế toán;
  • Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ; sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn.

– Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động kiểm toán.

– Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán đối với kiểm toán viên chính, kiểm toán viên, thành viên khác của đoàn kiểm toán.

– Kiểm toán viên cao cấp khi được phân công làm Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán nhà nước.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Kế toán X tư vấn về “Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Kế toán X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến nộp thuế tndn cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc, bảo hiểm cho người lao động, đóng mã số thuế cho doanh nghiệp,…của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Kế toán X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm

  • Xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất năm 2022
  • Tìm hiểu về hóa đơn giá trị gia tăng năm 2022
  • Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khi nào?

Câu hỏi thường gặp

Có những chức danh nghề nghiệp kế toán nào?

Theo thông tư 77/2019/TT-BTC ban hành năm 2019, có 4 hạng chức danh nghề nghiệp kế toán. Mỗi hạng chức danh này có các tiêu chuẩn về nhiệm vụ và năng lực chuyên môn khác nhau:
Kế toán viên cao cấp.
Kế toán viên chính.
Kế toán viên.
Kế toán viên trung cấp.

Kế toán viên trung cấp có được xét nâng ngạch kế toán viên khi có bằng đại học chuyên ngành kế toán không?

Công chức chuyên ngành kế toàn sẽ có những chức danh như: kế toán viên cao cấp; kế toán viên chính; kế toàn viên; kế toàn viên trung cấp.
Theo quy định của pháp luật hiện tại không còn quy định về việc nâng lương theo bằng cấp. Việc xếp lương sẽ căn cứ vào vị trí chức danh nghề nghiệp (đối với viên chức), hoặc theo ngạch công chức theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Trường hợp viên chức, công chức muốn nâng ngạch/thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì sẽ phải dự thi hoặc được xét thăng hạng/xét nâng ngạch. Việc tổ chức thi thăng hạng/nâng ngạch thì phụ thuộc vào nhu cầu của đơn vị, chứ không phải theo yêu cầu của công chức, viên chức.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Chức trách và nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp?Kế toán viên cao cấp cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?Kế toán viên cao cấp là ai?Quy định của pháp luật về kế toán viên cao cấp
Share30Tweet19
Anh Vân

Anh Vân

Đề xuất cho bạn

Nộp tờ khai thuế môn bài như thế nào?

by Anh Vân
11/11/2022
0
Nộp tờ khai thuế môn bài như thế nào

Là một khoản thuế trong cơ cấu thu nhập hàng năm của nhà nước. Lệ phí môn bài lại đóng vai trò quan trọng trong quản lý và...

Read more

Hóa đơn điện tử có hủy được không theo quy định 2022?

by Trà Ly
11/11/2022
0
Hóa đơn điện tử có hủy được không theo quy định 2022?

Khi thực hiện các thảo tác trên hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót và muốn hủy số hóa đơn điện tử...

Read more

Làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định mới

by Thư Minh
09/11/2022
0
Làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định mới

Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc khá quan trọng đối với từng cá nhân khi phải nộp thuế nhưng cũng không hề đơn giản. Tùy thuộc...

Read more

Luật hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định 2022

by Thư Minh
09/11/2022
0
Luật hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định 2022

Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế nộp cho nhà nước. Bên cạnh việc nộp thuế Nhà nước cũng sẽ đặt ra những quy...

Read more

Khi nào thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân?

by Thư Minh
09/11/2022
0
Khi nào thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định chi tiết

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người dân khi có thu nhập thuộc trường hợp nộp thuế phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ...

Read more
Next Post
Chức trách và nhiệm vụ của Kế toán viên chính là gì?

Chức trách và nhiệm vụ của Kế toán viên chính là gì?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mới nhất

Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì theo quy định năm 2022?

Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì theo quy định năm 2022?

15/08/2022
Điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam

Điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam

28/09/2022
Quyết toán thuế online có cần nộp bản cứng hay không?

Quyết toán thuế online có cần nộp bản cứng hay không?

20/08/2022
ketoanx.vn

Dịch vụ kế toán trọn gói được cung cấp bởi KETOANX đã và đang được các khách hàng tin tưởng, đánh giá là một phải pháp hoàn hảo và tiết kiệm cho doanh nghiệp với chi phí chỉ từ 500.000đ.

VĂN PHÒNG KẾ TOÁN X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VP TP. HỒ CHÍ MINH: 45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

VP Đà NẴNG: 17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

CATEGORIES

  • Cá nhân
  • Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ thành lập
  • Doanh nghiệp
  • Uncategorized
  • Văn bản

© 2022 Kế toán X - Premium WordPress news & magazine theme by Lsx.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Kế toán X - Premium WordPress news & magazine theme by Lsx.